Bàn nâng thủy lực là gì? Cấu tạo và phân loại

Bàn nâng thủy lực ra đời đã làm thay độ toàn bộ cách sản xuất và lao động của con người. Pháp minh mang tính ứng dụng cao này đã thay thế cho các phương pháp truyền thống, đem lại lợi ích cho việc tiết kiệm thời gian, sức lực và nâng cao hiệu quả công việc. Vậy, những thiết bị này có cấu tạo ra sao và hoạt động như thế nào? Hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài nét chính về cấu tạo của bàn nâng thủy lực nhé!

Bàn nâng thủy lực là gì?

Bàn nâng thủy lực hay còn gọi xe nâng mặt bàn là một thiết bị hoạt động dựa trên nguyên lý truyền lực qua chất lỏng ( hóa chất, nước hoặc dầu) – thủy lực để nâng hạ hàng hóa và máy móc. Vật liệu cần nâng được đặt trên mặt phẳng hình chữ nhật (mặt bàn nâng) để dễ dàng nâng lên cao và giúp tiết kiệm sức lao động của con người trong khi làm việc.

Được đánh giá là một trong những thiết bị khá dễ sử dụng, vận hành và có mức độ an toàn cao đối với người lao động, bàn nâng thủy lực giúp giảm mức tiêu hao thể lực con người từ đó nâng cao hiệu quả công việc, tăng doanh thu cho các cơ sở, doanh nghiệp.

Tùy theo thiết kế để phù hợp với nhu cầu và mục đích của người sử dụng mà bàn nâng thủy lực có thể nâng được tải trọng từ 500kg đến khoảng 4 tấn.

cau-tao-ban-nang-thuy-luc

Những thông số về kỹ thuật thường gặp ở bàn nâng thủy lực bao gồm:

  • Thông số về tải trọng định mức
  • Động cơ của bàn nâng
  • Thông số về diện tích của mặt bàn
  • Thông số kỹ thuật của hệ thống bánh lái
  • Công suất và nguồn điện cần để đáp ứng điều kiện hoạt động
  • Chiều cao nâng của bàn

Xem thêm: Các loại bàn nâng thủy lực: https://vietnhat.net.vn/ban-nang-thuy-luc/

Cấu tạo của bàn nâng thủy lực như thế nào?

Bàn nâng thủy lực được cấu thành từ 4 bộ phận chính bao gồm: bộ khung nâng, mặt bàn nâng, hệ thống thủy lực và hệ thống bánh xe. Mỗi bộ phận của bàn nâng thủy lực đều đảm nhận một vai trò và chức năng riêng. Cụ thể như sau:

  • Hệ thống thủy lực: Đây là một bộ phận vô cùng quan trọng trong cấu tạo của bàn nâng thủy lực, nó là yếu tố chính để quyết định hiệu suất làm việc của loại thiết bị này. Hệ thống thủy lực được thiết kế với các xi – lanh một đầu gắn cố định vào phần bên dưới của khung chữ X (hay còn gọi là khung nâng). Bên trong xi – lanh chứa dầu thủy lực, được tác động từ lực của ắc quy điện hoặc sức người tùy theo loại bàn nâng. Hệ thống thủy lực sẽ tạo ra áp lực hoặc xả thông qua hệ thống van xả để nâng hạ mặt bàn.
  • Bộ khung nâng: Bộ khung nâng là bộ phận đảm nhiệm chức năng làm giá đỡ và nâng hạ mặt bàn lên xuống. Những thanh nâng của bộ khung được xếp theo hình chữ X để dễ dàng hoạt động, nâng hạ một cách nhẹ nhàng uyển chuyển và không gây ra tiếng ồn lớn. Bộ khung nâng thường được làm từ chất liệu thép nguyên khởi để đảm bảo độ chắc khỏe và an toàn trong khi sử dụng.
  • Mặt bàn nâng: Mặt bàn nâng là một mặt phẳng hình chữ nhật được làm từ thép tổng hợp, có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt được sơn một lớp chống gỉ sét bên ngoài để giữ các loại hàng hóa, thiết bị không bị trượt, rơi đổ trong quá trình nâng hạ.
  • Hệ thống bánh xe: Hệ thống bánh xe của bàn nâng thủy lực bao gồm các bánh xe được lắp ráp hết sức chắc chắn nhưng vô cùng linh hoạt, có thể xoay chuyển được cả 4 chiều. Thiết kế bánh xe này giúp người vận hành có thể điều khiển hướng đi của thiết bị một cách dễ dàng khi cần thiết phải di chuyển địa điểm làm việc.

ban-nang-thuy-luc-la-gi

Hiện nay có những loại bàn nâng thủy lực nào trên thị trường?

Với những ưu điểm vượt trội của mình trong việc hỗ trợ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bàn nâng thủy lực ngày càng trở nên phổ biến hơn trên thị trường với những loại sau đây:

Bàn nâng tay thủy lực

  • Bàn nâng tay thủy lực là loại bàn nâng tay cơ học, hoạt động dựa trên lực từ chân kích thủy lực để nâng mặt bàn lên cao và tiến hành mở van xả ở tay cầm để hạ bàn xuống.
  • Loại bàn nâng này thường được dùng ở các nhà vườn để nâng hạ chậu cây cảnh, hoặc ở các xưởng sản xuất cơ khí để nâng hạ các loại máy móc.

Bàn nâng thủy lực điện

Bàn nâng thủy lực điện được chia thành hai nhóm đó là bàn nâng cố định và bàn nâng di chuyển.

  • Bàn nâng cố định: Là loại bàn nâng thủy lực điện được lắp cố định tại một vị trí nhất định. Loại bàn nâng này có thể nâng được những vật có khối lượng lớn lên cao rất dễ dàng, chiều cao nâng tối đa lên đến 10m.
  • Bàn nâng di chuyển: Là loại bàn nâng thủy lực điện hoạt động dựa vào nguồn điện và có thể di chuyển được thông qua việc kéo, đẩy bằng tay. Loại bàn nâng này chỉ phù hợp để nâng hạ các kiện hàng có khối lượng nhẹ và có thể di chuyển trên quãng đường ngắn.

Ngoài ra, đôi khi người ta sẽ phân loại bàn nâng thủy lực theo vật thể nâng hoặc trọng lượng nâng:

  • Bàn nâng thủy lực ô tô
  • Bàn nâng thủy lực xe máy
  • Bàn nâng thủy lực 300kg
  • Bàn nâng thủy lực 1 tấn
  • Bàn nâng thủy lực 4 tấn

Tư vấn, bảo trì, bảo dưỡng bàn nâng thủy lực: https://vietnhat.net.vn/

Trên đây là những thông tin về cấu tạo bàn nâng thủy lực mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết đã có thể giải đáp phần nào thắc mắc của quý khách về các loại bàn nâng thủy lực. Nếu có thêm những thông tin nào khác về cấu tạo của loại thiết bị này, mời quý khách liên hệ với chúng tôi để trao đổi thêm.

The post Bàn nâng thủy lực là gì? Cấu tạo và phân loại appeared first on Máy bơm chìm nhập khẩu.



from Máy bơm chìm nhập khẩu https://ift.tt/BPJIvzN
via máy bơm chìm nhập khẩu

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Làm thế nào để Winterize Máy bơm nước của bạn

Máy bơm chìm hoạt động như thế nào?